Giấm táo không những là một nguyên liệu quen thuộc dùng trong nhà bếp mà còn được coi là phương thuốc tự nhiên mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của con người đã tồn tại trong nhiều thế kỷ. Tuy nhiên giấm táo chỉ thực sự phát huy công dụng khi được sử dụng với liều lượng vừa phải và đúng cách. Trong bài biết hôm nay, hãy cùng vuonvanha.com đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi “Giấm táo có tác dụng gì?” cũng như cách làm giấm táo đơn giản nhé.
Giá trị dinh dưỡng chứa trong giấm táo
Giấm táo là sản phẩm được lên men từ quả táo thông qua quá trình nghiền táo, ép lấy nước và lên men để chuyển hóa đường thành rượu và nhờ axit axetic để trở thành giấm. Giấm táo có vị chua, màu vàng nhạt cùng mùi thơm đặc trưng của táo.
Trong 100g giấm táo có chứa các thành phần dinh dưỡng như axit lactic, citric và malic, ngoài ra còn có kali, carbohydrate, hoàn toàn không có chất béo hoặc protein
Uống giấm táo có tác dụng gì?
Giảm cân hiệu quả
Giấm táo có tác dụng gì mà được nhiều người ưa thích sử dụng đến vậy? Đầu tiên phải nhắc đến tác dụng của giấm táo giúp cảm cân hiệu quả bằng cách làm tăng cảm giác no, từ đó giúp cơ thể bạn tự động giảm lượng thức ăn nạp vào trong ngày. Dùng giấm táo hàng ngày được chứng minh là giúp những người béo phì giảm cân hiệu quả gấp đôi so với những người không dùng giấm táo.
Chỉ cần dùng 15 – 30ml giấm táo mỗi ngày, những người thừa cân, béo phì có thể giảm cân chỉ trong vài tháng. Tuy nhiên để giảm cân lành mạnh và hiệu quả, bạn cũng nên kết hợp với các chế độ ăn uống và tập thể dục thường xuyên.
Cải thiện hệ tiêu hóa
Một trong những lợi ích của giấm táo tiếp theo mà có thể bạn chưa biết chính là giúp cải thiện hệ tiêu hóa. Giấm táo có khả năng làm gia tăng nồng độ axit trong dạ dày, thúc đẩy cơ thể tạo ra nhiều pepsin giúp phân hủy protein vô cùng hiệu quả. Không chỉ vậy, giấm táo còn có thể giết chết các vi khuẩn có hại trong ruột để hạn chế tình trạng đầy hơi, tiêu chảy hoặc co thắt ruột. Hãy dùng 15 – 30 ml giấm táo pha với một cốc nước và uống ngay trước bữa ăn để hỗ trợ hệ tiêu hóa của bạn được tốt hơn.
Tăng cường hệ miễn dịch
Giấm táo nguyên chất được cho là rất có lợi cho hệ thống bạch huyết của cơ thể con người nhờ vào việc phá vỡ chất nhầy trong cơ thể, từ đó có thể làm giảm nghẹt mũi, cảm lạnh hoặc dị ứng. Công dụng của giấm táo đối với hệ miễn dịch còn là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của lợi khuẩn bởi các axit malic có trong giấm táo là chất kháng virus vô cùng mạnh mẽ.
Hỗ trợ giảm lượng đường trong máu
Những chất dinh dưỡng trong giấm táo có tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu, đặc biệt là đối với những bệnh nhân bị bệnh tiểu đường có tình trạng kháng insulin. Cụ thể hơn, giấm táo giúp làm chậm tốc độ rộng dạ dày và ngăn chặn lượng đường trong máu tăng đột biến, đồng thời cũng giúp cải thiện khả năng nhạy cảm của tế bào với insulin từ đó giúp chuyển hóa nhiều glucose hơn ra bên ngoài cơ thể.
Để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả, bạn chỉ cần sử dụng khoảng 20ml giấm táo hòa tan với 60ml nước và uống ngay trước bữa ăn. Bằng cách làm đơn giản này, lượng đường trong máu sẽ được kiểm soát rất tốt giúp cải thiện bệnh tiểu đường.
Giải độc cho gan
Trong giấm táo có chứa những thành phần dinh dưỡng đặc biệt với khả năng giải độc cho gan. Giấm táo pha loãng với nước với tỷ lệ phù hợp không những giúp giải độc cơ thể, thanh lọc, giải độc gan, cân bằng độ pH, làm sạch bạch cầu mà còn giúp kích thích hệ tuần hoàn tim mạch. Cách giải độc gan hiệu quả chính là hàng ngày pha một muỗng giấm táo với một ly nước lớn và uống ngay trước bữa ăn.
Ngăn ngừa nhiễm nấm Candida
Đối với những người có chế độ ăn với lượng đường cao thì khả năng nhiễm nấm Candida là khá lớn. Tuy nhiên bạn cũng đừng lo lắng bởi giấm táo có chứa các axit có lợi như axit axetic và axit malic với công dụng cải thiện cấu tạo hệ đường ruột. Những loại axit này có đặc tính kháng khuẩn, kháng sinh, chống nấm giúp kiểm soát sự lây lan của nấm Candida trong ruột.
Những tác hại khi dùng giấm táo không đúng cách
Công dụng của giấm táo rất nhiều nhưng đó là khi bạn sử dụng với liều lượng và cách thức phù hợp. Tuy nhiên vẫn còn những tác dụng phụ và rủi ro của giấm táo mà bạn nên biết:
Có thể gây hạ đường huyết
Với khả năng làm chậm quá trình làm rỗng dạ dày nên đôi khi giấm táo gây khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường trong máu và từ đó tăng nguy cơ hạ đường huyết. Vì vậy nếu bạn mắc bệnh tiểu đường, hãy trao đổi và hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng thêm giấm táo vào chế độ ăn uống của mình.
Gây hạ kali máu
Nếu như sử dụng một lượng lớn giấm táo trong thời gian dài thì cơ thể có thể bị suy nhược, mệt mỏi, chuột rút, táo bón hoặc nhịp tim không đều do hạ kali máu. Tình trạng hạ kali máu sẽ thực sự nghiêm trọng đối với những bệnh nhân đang sử dụng thuốc lợi tiểu, điều trị huyết áp cao.
Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa
Giấm táo khi sử dụng với liều lượng quá nhiều sẽ gây hại với hệ tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày đối với những người đang có bệnh về dạ dày. Vì vậy hãy cân nhắc thật kỹ khi sử dụng giấm táo và nhớ xin ý kiến của bác sĩ để nhận được lời khuyên chính xác nhất.
Ăn mòn men răng
Một tác dụng phụ của giấm táo mà có thể nhiều người chưa biết chính là ăn mòn và làm hỏng men răng. Trong giấm táo có chứa axit, khi sử dụng trong thời gian dài giấm táo nguyên chất có thể gây xói mòn men răng khiến răng của bạn dễ bị ê buốt, đau nhức khi ăn đồ lạnh.
Bỏng thực quản
Trong giấm táo chứa axit có nồng độ cao nên nếu sử dụng giấm táo thường xuyên với nồng độ cao có thể gây ra tình trạng kích ứng cổ họng, nguy hiểm hơn và bỏng thực quản. Vì vậy hãy luôn pha loãng giấm táo và sử dụng từ từ, từng chút một cho đến khi cơ thể quen dần và đảm bảo cổ họng không bị kích ứng nhé.
Làm giảm tác dụng của thuốc
Nếu như bạn đang sử dụng một số loại thuốc để điều trị các bệnh như tiểu đường, giảm kali máu, giảm insulin, thuốc lợi tiểu, loãng máu, tim mạch, nhuận tràng… thì cũng cần đặc biệt lưu ý khi sử dụng thêm giấm táo. Bởi lẽ giấm táo có thể làm giảm tác dụng của các loại thuốc này nên bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
Cách uống giấm táo giúp tốt cho sức khỏe
Để sử dụng giấm táo giúp có lợi cho sức khỏe thì bạn cần biết cách uống giấm táo đúng cách. Liều lượng chính xác sẽ phù hợp với từng đối tượng như sau:
- Trẻ em: hòa tan 5 – 10ml giấm táo với 300ml nước và uống trước bữa ăn
- Người trưởng thành: hòa tan 15 – 30ml giấm táo với 300ml nước, uống trước hoặc sau bữa ăn
Những ai nào không nên uống giấm táo?
Một số đối tượng được khuyên là không nên sử dụng giấm táo để tránh các nguy cơ gây hại cho sức khỏe bao gồm:
- Phụ nữ có mang thai và đang cho con bú
- Người có nồng độ kali trong máu thấp, người có tiền sử bị hạ kali máu
- Người có bệnh liên quan đến dạ dày như loét dạ dày, thoát bị gián đoạn, barrett thực quản…
Cách làm giấm táo
Quá trình ủ giấm táo quyết định phần lớn đến sự thành công, chính vì vậy hãy cùng tìm hiểu cách làm giấm táo đơn giản tại nhà sau đây:
Chuẩn bị nguyên liệu làm giấm táo gồm có 3 quả táo, 30g đường kính trắng và 1 lít nước lọc. Lưu ý hãy chọn táo tươi, không dập nát và có xuất xứ rõ ràng để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bước 1: Sơ chế táo
- Ngâm táo trong nước muối loãng khoảng 20 phút để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất
- Dùng dao loại bỏ vỏ và cuống táo
- Cắt táo thành các miếng hình vuông với kích thước khoảng 1cm để đẩy nhanh quá trình lên men của táo
Bước 2: Ngâm táo
- Chuẩn bị một hũ thủy tinh đã được sửa sạch và để khô hoàn toàn, lần lượt rải đều một lớp táo, một lớp đường cho đến khi hết nguyên liệu
- Đổ vào hũ thủy tinh một lít nước lọc cho đến khi nước ngập hết phần nguyên liệu đã cho vào. Có thể đặt thêm một chiếc chén thủy tinh đè lên phần táo để táo ngập trong nước sẽ không bị thâm, hỏng trong quá trình lên men
- Lấy một miếng vải mỏng sạch bọc lên miệng hũ và dùng dây cố định lại để không cho bụi bẩn rơi vào hũ, đồng thời tạo điều kiện cho quá trình trao đổi chất và lên men trong hũ
- Đặt hũ táo ngâm trong khu vực khô thoáng và tránh ánh nắng mặt trời
Bước 3: Lên men táo
- Khoảng 2 – 3 ngày, bạn hãy mở lớp vải ra để quan sát và khuấy đều bằng một đôi đũa inox khô, sạch sẽ. Nếu xuất hiện lớp váng trắng trên bề mặt hãy vớt bỏ.
- Sau khoảng 2 tuần, táo sẽ chìm dần xuống đáy hũ và có mùi giống rượu. Dùng rây lọc để loại bỏ phần xác táo, giữ lại phần nước ngâm
Bước 4: Lên men giấm
- Tiếp tục ủ phần nước ngâm đã lọc trong hũ thủy tinh như ban đầu, tuy nhiên không cần khuấy nữa
- Khoảng 2 – 3 ngày, bạn mở hũ ra và nếm thử xem giấm đã đạt vị chua mong muốn chưa và mang ra sử dụng.
Sử dụng giấm táo có thể mang đến nhiều lợi ích về sức khỏe nhưng với điều kiện sử dụng đúng liều lượng và đúng cách. Hi vọng rằng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn có được câu trả lời cho câu hỏi “Uống giấm táo có tác dụng gì?” cũng như biết được cách làm giấm táo đơn giản tại nhà rồi nhé.